Tin tức sự kiện
Thông báo
Hội đồng nhân dân
Xem thêm
GIỚI THIỆU VỀ XÃ VŨ AN
Địa lý: Xã nằm ở phía đông nam của thành phố Thái Bình, cách thành phố Thái bình 5 km và có vị trí:
• Đông giáp xã Vũ Lễ
• Tây giáp xã Vũ Ninh
• Nam giáp xã Quang Lịch
• Bắc giáp xã Vũ Lạc
Lịch sử:
Mô tả quá trình lịch sử: Xã được thành lập từ năm 1955, trước kia là xã Trưng Trắc, sau được tách ra thành 3 xã: Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Lễ.
Giáo dục: Xã có 2 điểm trường: Trường Tiểu học và THCS xã (mới sát nhập) và Trường Mầm non. Cả 2 trường đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Giao thông: Xã có 2 tuyến đường giao thông liên xã dài 3000m, nối liền với xã Vũ Ninh và Vũ Lễ, ngoài ra có nhiều tuyến đường liên thôn đều được cứng hóa bê tông
Kinh tế:Mô tả kinh tế địa phương
Xã Vũ An xét về mặt hành chính được thành lập năm 1955 trên cơ sở chia tách xã Trưng Trắc cũ thành 2 xã Vũ An và Vũ Ninh, thôn Tri Lễ cắt về xã Vũ lễ.
Xét về mặt lịch sử địa lý, diên cách thì đất đai cư dân Vũ An đã có cách đây trên dưới 1000 năm. Quá trình hình thành làng xã diễn ra suốt 3 thế kỷ, từ thế kỷ thứ VIII đến cuối thê kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Từ những thập kỷ cuối thế kỷ XVII trở đi diện mạo đồng đất cư dân Vũ An tương đối ổn định và có diện mạo gần giống như ngày nay.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, cư dân Vũ An sinh sống chính bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Do sản xuất độc canh, kỹ thuật lạc hậu lại bị thiên tai, dịch bệnh cộng với sự đè nén áp bức bóc lột nặng nề của phong kiến, đế quốc thực dân đã làm cho cuộc sống cảu nhân dân khổ cực trăm bề, dẫn đến thảm ảnh ất Dậu 1945, Vũ an có toiw 1.143 người bị chết đói. Tình hình trên đã làm bừng lên ngọn lửa của tinh thần yêu nước, chống địa chủ phong kiến và giặc ngoại xâm của người Vũ An dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân Vũ An đã tiến đưa hàng trăm người con của quê hương lên đường chiến đấu, trong đó có 89 người con của quê hương đã anh dũng hy sinh là liệt sĩ, 7 bà mẹ được phong tặng, truy tăng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 336 người được nhà nước tặng thưởng huân huy chương kháng chiến.
Vũ An còn là xã giàu truyền thống văn hoá, truyền thống trong thâm canh cây màu và nghề xây dựng với nhiều nghệ nhân như cụ Cả Thuyết, nghệ nhân Phạm Hiến, nghệ nhân Nguyễn Nhất…. Truyền thống đó tốt đẹp đó tiếp tục được các thế hệ người dân Vũ An duy trì phát triển mạnh mẽ cong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương đất nước.
Thực hiện công cuộc đổi mới Đảng bộ và nhân dân Vũ An đã vượt qua mọi khó khăn thử thách tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Đời sống vật chất tinht thân của nhân dân không ngừng được cải thiện nâng cao, diện mạo nông thôn mới ngày thêm khởi sắc. Trong tổng số 623 mẫu đất canh tác, có 200 mẫu là đất trồng lúa và cây mầu với hệ số gieo trồng một năm 4 vụ. Đây là một thế mạnh của đồng đất Vũ An trong việc phát triển cây màu hàng hóa, cho giá trị thu nhập cao, đặc biết là cây vụ đông. Bình quân thu nhập từ trồng trọt nông nghiệp hàng năm đạt 27 tỷ đồng. Giá trị thu nhập 1ha khoảng 120 triệu đồng/năm. Cùng với các ngành nghề khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi... đưa giá trị tổng thu nhập kinh tế hàng năm của xã đạt 96 tỷ đồng. Bình quan thu nhập đầu người đạt 22 triệu đồng / năm. Ngoài sản xuất nông nghiệp xã Vũ An còn là một làng nghề truyền thống của ông cha để lại. Đó là nghề xây dựng, đã được UBND tỉnh Thái Bình cấp bằng chứng nhận. Hiện nay toàn xã có 3 công ty xây dựng gồm: Công ty xây lắp Vũ An; Công ty xây dựng Đoan Hùng; Công ty xây dựng Hà Thắng và một công ty sản xuất chế biến đồ gỗ- Công ty TNHH Viết Tiến Cường. Các doanh nghiệp trên ngày càng phát triển tạo công ăn việc làm cho hàng trăn người lao động có thu nhập ổn định .
Sự nghiệp văn hoá xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giáo dục được hoàn thiện, cả 3 ngành học nhiều năm liền là trường tiên tiến cấp huyện, trường mầm non, trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia, trường THCS đang phấn đấu đón chuẩn vào cuối năm 2014. Hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao được duy trì, các chính sách an sinh xã hội đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2014 giảm xuống còn 3%. Vũ An hiện nay có 2 nhà thờ Thiên chúa giáo là nhà thờ Đồng Quan và nhà thờ Phụng Thượng. Nhà thờ giáo xứ Đồng Quan thuộc thôn Đồng Tâm gồm gần 200 hộ giáo dân. Nhà thờ Phượng Thượng gần 10 hộ gia đình. Chùa Đông - một ngôi chùa thuộc địa bàn thôn Phụng Thượngđược xây dựng hàng trăm năm nay là nơi hành lễ của các tín đồ Phật giáo xã Vũ An.
Đặc biệt địa phương còn có ngôi đền cổ được xây dựng cách đây hơn 700 năm đó là đền Vua Rộc - một trong những " tứ linh từ" của huyện Kiến Xương và khu vực. Đền thờ tướng quân Đoàn Thượng người đã có công giúp vua nhà Lý đánh giặc giữ nước. Đền Vua Rộc đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhân Di tích lịch sử văn hóa năm 2002.Lễ hội truyền thống hàng năm đền Vua Rộc được chính quyền và nhân dân trong xã long trọng tổ chức vào 2 ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng ( Âm Lịch) . Với nhiều chương trình tế lễ độc đáo và những trò chơi dân gian mang đậm bản sác văn hóa dân tộc. Tình hình an ninh chính trị, trạt tự an toàn xã hội được giữ vững, hàng năm Vũ An luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân hàng năm. Đảng bộ, chính quyền được công nhận trong sạch vững mạnh 5 năm liền. Các tổ chức đoàn thể đạt loại khá trở lên.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt cho nhân dân cả nước. Cán bộ và nhân dân xã Vũ An đang ra sức thi đua , đoàn kết chung tay, chung sức, đồng long quyết tâm xây dựng quê hương Vũ An sớm hoàn thành các tiêu chí, trở thành xã nông thôn mới trong thời gian gần nhất./.